top of page
Ảnh của tác giảReading Seed

Đọc Sách Cho Trẻ Mầm Non

Nuôi trồng một Mầm Đọc: cách đọc sách cho trẻ Mầm Non


Trẻ Mầm non đã bắt đầu nhận thức được chữ cái và số

Trẻ không chỉ bắt đầu tập đọc khi vào lớp 1 mà ngay từ giai đoạn sơ sinh, rồi tập đi và đi mẫu giáo, trẻ đều “thu thập” dần các kỹ năng đọc sách. Trong đó, 3-5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để trẻ phát triển kỹ năng đọc vì đó là khi trẻ bắt đầu nhận thức được chữ cái và số. Ví dụ, trong cuộc sống hàng ngày, trẻ 3-5 tuổi sẽ nhận ra các chữ trên biển ngoài đường phố, biển báo, một số tên cửa hàng quen thuộc, địa chỉ nhà… Đối với sách và chữ, hầu hết trẻ 3-5 tuổi sẽ nhớ tên cuốn sách yêu thích, biết cầm sách và lật giở trang đúng cách, có khả năng ghi nhớ một số từ và cụm từ quen thuộc trong cuốn sách yêu thích, thích giả vờ đọc sách và biết phân biệt giữa một hình ngẫu nhiên và chữ cái/số. Một số trẻ thậm chí còn nhận biết và viết được chữ cái và số hoặc kể các từ bắt đầu bằng một chữ cái nhất định. Một số ít hơn sẽ biết tự viết tên mình và viết một số từ quen thuộc, biết kể lại câu chuyện vừa đọc và dự đoán những thứ sắp xảy ra trong truyện.


Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc bằng các cách sau:

  • Cách tốt nhất và đơn giản nhất là đọc truyện cho bé nghe: Cha mẹ có thể tham khảo bài dịch Khơi Nguồn và Nuôi Dưỡng Tình Yêu Đọc Sách cho con Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4 để tìm hiểu thêm về hoạt động đọc sách.

  • Tuy nhiên, kỹ năng đọc không chỉ gói gọn trong việc đọc sách, cha mẹ có thể chỉ có con bất kỳ các từ và chữ nào xuất hiện xung quanh con như tên hộp ngũ cốc yêu thích của con, chữ trên quần áo, chữ và số trên thiệp mời sinh nhật…

  • Chơi các trò chơi về từ và chữ: ở các bài viết sau Mầm sẽ giới thiệu các trò chơi về từ và chữ, cha mẹ và các bạn Mầm đón đọc nhé!


Các hoạt động phát triển kĩ năng đọc cho trẻ Mầm Non

  • Trẻ rất thích nhìn từ và “copy” lại vào giấy. Cha mẹ có thể viết tên bé để bé copy lại bằng các sticker hoặc nam châm chữ cái. Nếu con muốn tự viết thì để con viết. Trẻ có thể viết ngược, viết sai chính tả hoặc không biết cách cầm bút nhưng tất cả đều không quan trọng bằng việc con thích tự viết.

  • Tìm từ bắt đầu với một chữ cái: nhận thức được liên kết giữa âm thanh và chữ cái là một trong những bước đầu tiên để đọc. Cha mẹ có thể hỏi bé: “P-P-Pirate bắt đầu bằng chữ cái nào?”/ “M-M-Mommy bắt đầu bằng chữ cái nào?” Hoặc có thể cùng bé chơi trò kể các từ bắt đầu bằng chữ cái C, D…

  • Sáng tác truyện cùng trẻ: lên khoảng 4 tuổi trẻ sẽ nói rất nhiều. Thay vì cáu gắt và quát con nói nhiều, cha mẹ có thể tận dụng sở thích này để rủ trẻ cùng kể một câu chuyện, ví dụ kể về một ngày vui ở công viên. Chép lại 1-2 câu kể của con rồi đọc lại cho con nghe và nhờ con vẽ tranh minh họa.

  • “Dialogic” reading: rủ con cùng tham gia vào câu chuyện. Ví dụ, yêu cầu con đoán nội dung trước khi giở sang trang mới, hoặc hỏi con về cách kết thúc khác của truyện.

  • Trẻ em rất thích các hoạt động liên quan đến xúc giác như các trò chơi cầm nắm bằng tay. Vì vậy, khi trẻ chơi bột nặn Play-doh, khi trẻ đi công viên hoặc đi ra biển, cha mẹ có thể rủ trẻ nặn hình chữ cái, xếp chữ cái bằng cành cây, hoặc viết chữ cái lên cát.

  • Ngoài truyện (sách hư cấu), hướng dẫn trẻ đọc cả sách chứa thông tin thực tế (sách phi hư cấu): cha mẹ có thể chọn các topic con thích như xe ô tô, khủng long, chó… và giúp con làm quen với sách phi hư cấu về các chủ đề này.


Tủ sách dành cho trẻ Mầm Non


Tủ sách về tình cảm gia đình


If There Never Was a You (Amanda Rowe) (1-3): và mẹ thì tất nhiên là yêu thương bé vô cùng rồi!


My Mum (Anthony Browne) (2-5 tuổi): đối với bé, mẹ lúc nào cũng là “super mom” đúng không nào?


Little Owl’s Egg (Debi Gliori) (2-5): Dù có thêm em bé mới thì mẹ vẫn luôn yêu thương bé vô điều kiện.


I’d Know You Anywhere My Love (4-8): Không chỉ mẹ mà cả bố nữa, bố mẹ sẽ luôn yêu thương bé.





Tủ sách giúp bé làm quen với trường học

Time for School, Mouse! (Laura Numeroff) (0-4): Cùng bạn Chuột nhắt chuẩn bị cho năm học mới nào.


Wombat Goes to School (Jackie French) (4-8): Wombat là một cô gấu túi. Đây là lần đầu tiên Wombat đến trường học.


David Goes to School (David Shannon) (4-8): cậu bạn David cũng bắt đầu đi học nên phải làm quen với môi trường mới.


Stuff to Know When You Start School (DK) (3-5): đây là một cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu rất bổ ích để giúp bé chuẩn bị cho lần đầu đi học Mầm non hoặc tiểu học.



Tủ sách “Hạnh Phúc”: những cuốn sách khiến bé hạnh phúc

Little Blessing for Little Children (Rose Bunting) (0-5): nếu để ý xung quanh bé sẽ thấy có rất nhiều thứ bé nhỏ giúp mình hạnh phúc hàng ngày đấy.


Pom and Pim (Lena Landstrom) (1-4): những ngày hè hạnh phúc của Pom và Pim!


Mr. Gumpy’s Outing (John Burningham) (4-8): thi thoảng được lười biếng nằm ườn ngắm mây, ngắm nắng thì thích lắm các cậu nhỉ.


Mr. Tiger Goes Wild (Peter Brown) (4-8): cuộc sống có rất nhiều nguyên tắc phải tuân theo, nhưng thi thoảng chúng mình cũng có thể trở nên “hoang dã”.



Tủ sách Hài Hước: chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ cười haha


Don’t Call Me Sweet (Smriti Prasadam-Halls) (2-5): mình là quái vật thế mà mọi người lại cứ gọi mình bằng những cái tên dễ thương >”<


I Saw a Bee (Rob Ramsden) (2-5): cuộc gặp gỡ đầu tiên thật hài hước giữa cậu bé và chú ong vàng.


The Pig in the Pond (Martin Waddell) (3-7): có bạn nào thích nhảy tùm xuống hồ nước mát lạnh trong những ngày hè như bạn heo hồng không nào?


As Quiet as a Mouse (Karen Owen) (5-7): làm thế nào để Voi có thể đi lại thật nhẹ nhàng và lặng yên như Chuột nhỉ?



Ba mẹ tham khảo và lựa chọn cho bé những cuốn sách phù hợp nhé!



31 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page