top of page
Ảnh của tác giảReading Seed

Giáo dục STEAM là gì và có tầm quan trọng như thế nào?


Giáo dục STEAM là gì?

STEAM là phương pháp dạy và học kết hợp các môn Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Math (Toán học). Trong giáo dục STEAM, học sinh học thông qua việc thực hành và ứng dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết vấn đề thay vì chỉ học lý thuyết trong sách giáo khoa như phương pháp học truyền thống. Thông thường, lớp học STEAM sẽ diễn ra theo các bước:

Bước 1: Lựa chọn một câu hỏi hoặc một vấn đề thực tế cần giải quyết.

Bước 2: Tìm hiểu các yếu tố cấu thành vấn đề đó.

Bước 3: Nghiên cứu các kiến thức và lý thuyết có thể giải quyết được vấn đề hoặc trả lời được câu hỏi.

Bước 4: Ứng dụng và thử nghiệm kiến thức và lý thuyết vào giải quyết vấn đề.

Bước 5: Trình bày giải pháp vừa tìm ra.

Như vậy có thể thấy, giáo dục STEAM là một phương pháp giáo dục liên ngành vì cần áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề.


STEAM vs. STEM

STEAM và STEM đôi khi được dùng thay thế cho nhau như một từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, dù chỉ thêm Arts (Nghệ thuật) nhưng STEAM có sự khác biệt rất lớn với STEM. Nghệ thuật không đơn giản chỉ là làm cho một dự án (tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề) “trông đẹp hơn” hoặc trang trí thêm một chút màu sắc khi trình bày giải pháp.

Tiến sĩ Kristin Cook, phó hiệu trưởng Trường Giáo dục Bellarmine's Annsley Frazier Thornton và là nhà giáo dục khoa học lâu năm giải thích: “ “A” trong STEAM chính là cách thể hiện cá nhân (personal expression), là sự đồng cảm, là khả năng hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc đang làm. Nói cách khác A là giá trị nhân bản của phương pháp học liên ngành này”. Điều này có nghĩa là, ngoài việc ứng dụng các kiến thức về Khoa học, Toán, Kỹ thuật, người học còn cần học cách phát triển bản thân như một con người và biết kết hợp cả những giá trị nhân văn, nhân bản khi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.


Vì sao giáo dục STEAM lại quan trọng?

Giáo dục STEAM giúp học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng bên cạnh những kiến thức trong sách.

  1. Kỹ năng giao tiếp: Học sinh thường sẽ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề theo nhóm nên các em cần biết hợp tác và giao tiếp với nhau. Khi đó các em sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm và trí thông minh cảm xúc.

  2. Tư duy phản biện: Sau khi nghiên cứu các kiến thức và lý thuyết có thể giúp giải quyết vấn đề, các em sẽ cần tư duy phản biện để áp dụng các kiến thức đó vào giải quyết vấn đề thực tế. Vì không phải tất cả các kiến thức đều phù hợp khi áp dụng vào thực tế nên cần tư duy phản biện để đánh giá và áp dụng.

  3. Sự sáng tạo: Để tìm ra giải pháp cho một vấn đề, học sinh cần tư duy sáng tạo để kết hợp nhiều mảng kiến thức với nhau tạo ra một giải pháp phù hợp.

  4. Sự hợp tác: Bất kì một sản phẩm nào cũng được tạo ra từ sự hợp tác của nhiều người. Giáo dục STEAM mang đến bầu không khí hợp tác nhiều hơn là cạnh tranh.

Làm thế nào để thực hiện giáo dục STEAM ở nhà?

Càng tiếp cận phương pháp STEAM sớm, trẻ càng nhanh chóng phát triển tư duy phản biện và sáng tạo. Vì vậy, thay vì chờ đến khi trẻ đến trường và học STEAM ở trường, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp bé vừa học vừa chơi theo phương pháp STEAM tại nhà với những dụng cụ đơn giản có sẵn. Mầm xin giới thiệu một số cuốn sách tham khảo và sách hướng dẫn thực hành STEAM/STEM đơn giản tại nhà.


1000 Words Science (5-7 tuổi)

Đây là cuốn từ điển về chủ đề STEM bằng hình ảnh. Để bắt đầu học Toán, chúng ta cần nắm được từ vựng về môn Toán, bắt đầu học nghệ thuật chúng ta cần vốn từ vựng về Nghệ thuật. Tương tự như vậy, cuốn từ điển hình ảnh về chủ đề STEM sẽ cung cấp đầy đủ vốn từ vựng về STEM sẽ là bước chuẩn bị hoàn hảo trước khi bé tham gia lớp học STEM.







Cuốn sách tham khảo này sẽ giải thích về các kiến thức STEAM theo những cách vô cùng dễ hiểu cho các bạn nhỏ. Các môn STEAM sẽ được chia thành các chủ đề nhỏ như: Hệ Mặt trời, Trái đất, Thực vật, Thay đổi thời tiết… Cuốn sách này có thể là sách tham khảo khi các bạn nhỏ cần nghiên cứu các kiến thức để tìm ra giải pháp cho vấn đề, hoặc là sách đọc hàng ngày cho các bạn nhỏ tò mò yêu thích khám phá.








Cuốn sách hướng dẫn bé thực hành các thí nghiệm khoa học và STEAM đơn giản bằng các dụng cụ có sẵn trong gia đình. Bé có thể học làm lọ âm nhạc từ lọ thủy tinh đựng nước, làm đất nặn playdough.. hoàn toàn từ những vật dụng thông thường có sẵn trong nhà như: nước, lọ đựng nước, muối, dầu ăn… Vừa học từ vựng STEAM vừa được thực hành thí nghiệm luôn thì quá tuyệt các cậu nhỉ?







Cuốn sách hướng dẫn các bạn nhỏ từ 8-12 tuổi thực hiện 28 dự án STEAM “siêu ngầu” ngay tại nhà. Các bạn nhỏ có thể tự làm mô hình núi lửa phun trào, pin quả chanh, bánh xe nước… hoàn toàn từ các vật dụng đơn giản tại nhà.


Vậy ba mẹ có thể tham khảo sách và cùng đồng hành với bé thực hiện lớp học STEAM thú vị ngay tại nhà nhé.








Nguồn Mầm tham khảo:



33 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page