top of page
Ảnh của tác giảReading Seed

Tủ Sách Thúc Đẩy Sự Tự Tin Ở Trẻ

Sự tự tin là món quà quý giá nhất mà cha mẹ có thể giúp con đạt được. Carl Pickhardt, nhà tâm lý học và là tác giả của 15 cuốn sách về làm cha mẹ, cho rằng trẻ thiếu tự tin sẽ lưỡng lự trong việc thử những thứ mới hoặc những thứ trông có vẻ khó. Tâm lý này sẽ gây cản trở đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vậy cha mẹ có thể làm thế nào để thúc đẩy sự tự tin ở trẻ?


1. Khen ngợi cố gắng của trẻ cho dù bé thành công hay thất bại

Hành trình luôn quan trọng hơn đích đến. Hãy khen ngợi bất kỳ nỗ lực nào của con cho dù nỗ lực đó chưa mang đến kết quả mong muốn tại thời điểm đó. Ví dụ, khi con tập xe một tuần vẫn chưa đạp được, cha mẹ nên tập trung vào khen ngợi sự bền bỉ luyện tập hàng ngày của con hơn là chỉ trích con tập mãi vẫn không biết đi.


2. Khuyến khích trẻ luyện tập những thứ mà trẻ hứng thú

Đối với những thứ trẻ đã có hứng thú từ trước thì khả năng thành công nhiều hơn. Khi nhìn thấy cố gắng nỗ lực của mình đem đến sự cải thiện, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.


3. Để trẻ tự phát hiện ra vấn đề

Có thể tự phát hiện ra vấn đề cũng là một khả năng. Sự tự tin của trẻ sẽ được xây dựng dần sau mỗi lần trẻ tự dùng sức mình để phát hiện ra vấn đề. Pickhardt cho rằng: “Sự giúp đỡ của cha mẹ có thể ngăn cản trẻ phát triển sự tự tin từ chính khả năng tìm tòi của mình.”


4. Cho phép trẻ hành động đúng với tuổi của mình

Ví dụ, trẻ nhỏ rất thích giúp cha mẹ làm việc nhà nhưng sẽ không làm tốt được như người lớn. Nên khen con vì con đã làm tốt so với độ tuổi của mình thay vì mắng con vì con không thực hiện được hoàn hảo như người trưởng thành. Con sẽ cảm thấy tự tin vì con chỉ cần là chính bản thân con là đủ tốt.


5. Giao cho con những thử thách khó hơn

Ví dụ, cha mẹ cho con bắt đầu đi xe 4 bánh rồi giảm xuống 3 bánh và 2 bánh để con thấy rằng mình có thể chinh phục từng thử thách nhỏ trước khi chinh phục được thử thách lớn. Pickhardt gợi ý rằng: “Cha mẹ có thể nuôi dưỡng sự tự tin bằng cách giao cho con những trách nhiệm lớn dần.”


6. Tuyệt đối không chỉ trích kết quả của con

Cha mẹ cần tránh chỉ trách hoặc tức giận với kết quả cuối cùng mà con đạt được. Trẻ sẽ không bao giờ muốn thử những thứ mới khi chúng biết rằng cha mẹ sẽ mắng hoặc tức giận nếu chúng thất bại. “Những lời chỉ trích của cha mẹ thường khiến trẻ giảm động lực và niềm tin vào bản thân” - Pickhardt cho biết.


7. Hỗ trợ và giúp đỡ trẻ có chừng mực

Giúp đỡ trẻ quá nhiều và quá sớm có thể làm giảm khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Ví dụ, để cho trẻ tự sắp xếp lại đồ chơi, giá sách... sau đó hỏi một số câu hỏi và đưa ra một số gợi ý có thể giúp trẻ sắp xếp hợp lý hơn lần sau. Như vậy con sẽ thấy tự tin hơn là việc phải nghe lời cha mẹ yêu cầu sắp xếp theo cách này cách kia ngay từ đầu.


8. Thể hiện thẩm quyền của cha mẹ, nhưng không quá nghiêm khắc

Cha mẹ quá nghiêm khắc hoặc đòi hỏi con phải thực hiện việc này việc kia quá nhiều có thể khiến trẻ không còn tự tin vào khả năng định hướng bản thân. Pickhardt cho rằng: “Những trẻ có thói quen chờ đợi sự hướng dẫn từ cha mẹ thường không dám tự mình quyết định và hành động.”


Cha mẹ có thể cùng con đọc những cuốn sách sau để xây dựng sự tự tin cho bé.


1. Zero

Sự tự tin bắt nguồn từ việc hiểu được giá trị của bản thân mình!


Trong câu chuyện này, số 0 luôn cảm thấy tự ti với các số khác vì họ đều là những số có giá trị trong khi số 0 chỉ là một con số rỗng tuếch với cái lỗ to đùng ở giữa. Số 0 đã tìm đủ mọi cách để trông giống các số khác với ước mơ mình cũng có giá trị như vậy nhưng tất cả chỉ đem lại cho số 0 sự thất vọng. Cho đến khi số 7 khích lệ và khuyến khích số 0 nhìn mọi thứ theo một hướng khác, số 0 đã phát hiện ra hóa ra mọi con số đều có giá trị riêng của mình! Câu chuyện sẽ giúp trẻ chấp nhận sự khác biệt của bản thân mình với người khác, từ đó nhận ra giá trị riêng của mình để trở nên tự tin hơn.



Câu chuyện sâu sắc của Peter H. Reynolds này chính là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói: “Cho dù bạn nói bạn có thể hay bạn không thể, bạn luôn luôn đúng!”


Vasti cho rằng mình chẳng có chút tài năng vẽ vời nào nên cô bé đã cáu gắt trong lớp học vẽ khi cô giáo yêu cầu em vẽ. Cô giáo chỉ nhẹ nhàng mỉm cười yêu cầu Vasti vẽ một dấu chấm lên trang giấy. Sau đó, cô giáo liền đóng khung bức tranh dấu chấm đó và treo lên thật trang trọng. Hành động này của cô đã khiến Vasti cảm thấy mọi nỗ lực của em dù là nhỏ bé nhất cũng đáng được trân trọng. Và thế là em đã được truyền cảm hứng và sự tự tin rằng mình có thể làm được để vẽ nên những bức tranh đẹp tuyệt. Như vậy, chỉ cần có lòng tự tin, trẻ sẽ sẵn sàng chấp nhận các thử thách mới, và cha mẹ có thể giúp trẻ nuôi dưỡng sự tự tin vào bản thân bằng cách thể hiện sự trân trọng với từng nỗ lực bé nhỏ của trẻ.




Đây là câu chuyện về cậu bé An đã dũng cảm vượt lên trên sự sợ hãi của bản thân mình để vượt qua những khó khăn nguy hiểm khi phải chèo thuyền một mình từ nhà đến trường trong mùa mưa lũ.


Cũng giống như cậu bé An này, nếu cha mẹ có thể dành cho bé một khoảng không gian riêng để bé tự đối mặt với khó khăn và tự tìm ra giải pháp cho vấn đề, chắc chắn bé sẽ cảm thấy mình trở nên mạnh mẽ hơn sau khi đã tự mình vượt qua khó khăn.




Giúp bé tập đi xe đạp là một trong những hoạt động thú vị nhất mà cha mẹ có thể giúp bé nuôi dưỡng sự tự tin. Mọi thứ ban đầu có thể rất khó khăn, bé có thể bị ngã, bị đau, bé có thể tập mãi mà vẫn không giữ thăng bằng được, hoặc bé cũng có thể cáu kỉnh bực bội muốn từ bỏ. Nhưng cha mẹ hãy thử làm theo ông bố trong truyện: hướng dẫn con từng bước nhưng để con tự làm một mình, mỗi khi con thất bại thì ngợi khen những nỗ lực nhỏ bé của con và khuyến khích con không từ bỏ. Cuối cùng thì mọi đứa trẻ đều sẽ đạp được xe nhưng cách cha mẹ giúp đỡ và khuyến khích con trong hành trình tập đi đó sẽ góp phần nuôi dưỡng sự tự tin trong con.



Nguồn Mầm tham khảo: The Independent UK


26 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

The Dot

The First Journey

Zero

Comments


bottom of page