top of page
Ảnh của tác giảReading Seed

Những công cụ hỗ trợ thực hành Extensive Reading

Tuần trước Mầm đã giới thiệu về Extensive Reading. Vậy cần những công cụ gì để thực hành phương pháp này? Cùng Mầm tìm hiểu ngay thôi nào!


1. Leveled Reading System (Hệ thống đánh giá độ khó của sách): hệ thống phân loại sách từ dễ đến khó. Ở các bài trước Mầm đã giới thiệu 2 hệ thống cơ bản là Lexile FrameworkFountas and Pinnell Level (F&P).


2. Students' Reading Level Test (Bài kiểm tra trình độ đọc của trẻ): là những bài kiểm tra để đo trình độ đọc của trẻ. Một số bài kiểm tra dựa vào Lexile Framework và F&P để tìm ra trình độ đọc của trẻ tương ứng với hai hệ thống này (L và A-Z+). Số còn lại tuy dựa vào các hệ thống khác, nhưng cuối cùng kết quả kiểm tra vẫn được chuyển đổi sang hai hệ thống trên. Xác định được trình độ đọc của trẻ quan trọng tương đương với xác định độ khó của sách. Điều này là bởi cần phải xác định được trình độ đọc của trẻ trước bố mẹ mới có thể lựa chọn sách có độ khó tương đương với trình độ đọc đó.


3. Graded Readers Series (Sách phân loại theo độ khó): là những bộ sách được viết riêng cho trẻ học ngôn ngữ và được chia theo cấp độ từ dễ đến khó. Những bộ sách này được kiểm soát chặt chẽ về mặt từ vựng, ngữ pháp, cốt truyện, hình ảnh… để phù hợp với từng trình độ đọc. Ví dụ, sách viết cho Trẻ mới tập đọc (beginning reader) sẽ dùng các từ vựng đơn giản, từ xuất hiện thường xuyên (sight words), câu đơn và có hình ảnh minh họa đi kèm.


Có rất nhiều bộ Graded Reader nổi tiếng như: Usborne First Reading (NXB Usborne), Oxford Reading Tree (NXB Oxford), I Can Read (NXB HarperCollins), Step Into Reading (NXB Random House)... Bố mẹ và các bạn Mầm hãy đón đọc các bài viết sau để tìm hiểu những bộ sách này và cách các nhà xuất bản chia level cho sách nhé!


4. Các công cụ khác: có một số công cụ khác hỗ trợ trẻ trong quá trình tập đọc như Reading Log để ghi chép lại lịch sử đọc sách, Reading Diary (Reading Journal) để ghi chép lại nội dung sách và suy nghĩ của bản thân, Word Work để ghi chép từ mới... Bố mẹ có thể tham khảo gợi ý các hoạt động phần 1phần 2 để hướng dẫn bé thực hiện.


Nguồn Mầm tham khảo:

The Extensive Reading Foundation (2001). Guide to Extensive Reading. Online: https://erfoundation.org/guide/ERF_Guide.pdf.


24 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

留言


bottom of page