Và khi nào nên đọc và bắt đầu đọc như thế nào?
Bạn có nhớ từng loại sách phù hợp với từng độ tuổi mà Mầm đã giới thiệu không? Các loại sách truyện gồm có Board Book, Picture Book, Chapter Book. Board Book và Picture Book Mầm đã viết rất nhiều bài giới thiệu rồi. Vậy vì sao nên cho cho trẻ Chapter Book, khi nào và bắt đầu đọc như thế nào? Chúng mình cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cha mẹ có thể rất hào hứng với việc đọc chuyển tiếp từ Picture Book sang Chapter Book cho trẻ. Đó là một ý tưởng hay: Chapter Book sẽ mang đến những câu chuyện phong phú hơn và phức tạp hơn để giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc và suy luận. “Điều tuyệt vời là cha mẹ có thể đọc Chapter Book ngay từ khi trẻ còn học mẫu giáo” - Karen Baicker, giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Trẻ em Yale, cho biết.
“Đọc Chapter Book cho trẻ nghĩa là bạn đang dạy trẻ kỹ năng nghe và nghệ thuật kể chuyện” - Baicker tiếp tục chia sẻ. “Ngoài ra, giới thiệu Chapter Book cho trẻ nhỏ cũng khiến các em cảm thấy háo hức vì các em đã nhìn thấy anh chị của mình cũng đọc nó.”
Khi cha mẹ bắt đầu chuyển từ đọc Picture Book sang Chapter Book, hãy ghi nhớ 4 điều sau.
1. Xem xét về sự phù hợp với lứa tuổi theo nhiều hướng khác nhau
Khi xét về sự phù hợp với lứa tuổi, cha mẹ không chỉ chú ý đến ngôn ngữ hoặc mức độ bạo lực trong nội dung truyện. Ví dụ, Harry Potter là một bộ truyện phù hợp về cả ngôn ngữ và nội dung nhưng cha mẹ vẫn chưa nên cho trẻ đọc cho đến khi trẻ bắt đầu lên lớp 3.
“Rất nhiều cha mẹ con đọc Harry Potter ngay khi trẻ vào lớp 1 hoặc lên lớp 2” - chuyên gia sách Brooke MacKenzie chia sẻ. “Nhưng nếu là tôi thì tôi sẽ chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa cho đến khi trẻ có đủ khả năng tưởng tượng vì Harry Potter là một thế giới tưởng tượng phức tạp.”
Brooke MacKenzie gợi ý cha mẹ nên chọn các Chapter Book được thiết kế dành riêng cho trẻ tập đọc (lớp 1- lớp 2) vì các cuốn sách này được phát triển riêng cho trẻ đang tập chuyển từ Picture Book sang Chapter Book.
Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé làm quen với các cuốn truyện kinh điển như Charlotte's Web, Harry Potter, Pippi Longstocking, Wonder, v.v.
2. Không dừng đọc Picture Book hoàn toàn
Vì trẻ nhỏ đã quen với sách tranh và vẫn cần dựa vào tranh để tưởng tượng ra truyện nên cha mẹ không nên chuyển từ Picture Book sang Chapter Book quá nhanh và đột ngột. MacKenzie đưa ra lời khuyên rằng: “Đối với trẻ lớp 1, lớp 2, các em nên tiếp tục đọc Picture Book dù các em đã có thể đọc độc lập.”
Khi đọc Chapter Book cho trẻ, cha mẹ có thể giúp con tưởng tượng ra hình ảnh dựa vào câu chữ. Baicker khuyên cha mẹ nên: “đọc truyện và tạm dừng để hỏi trẻ về những thứ trẻ đang tưởng tượng trong đầu và đầu thời miêu tả cho trẻ nghe những gì bạn đang tưởng tượng.”
3. Tạo giờ đọc truyện tương tác
Tương tự như khi đọc Picture Book, bàn luận với trẻ về cốt truyện và nhân vật và khuyến khích trẻ phỏng đoán những nội dung sẽ xảy ra tiếp theo.
MacKenzie cũng khuyên cha mẹ nên nói cho trẻ nghe những suy nghĩ của mình về câu chuyện (Ví dụ: “hừm, mẹ đang nghĩ không biết vì sao câu ta lại lo lắng nhỉ?”) để minh họa quá trình suy nghĩ thành tiếng (think-aloud) cho trẻ. Hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển sâu hơn kỹ năng đọc hiểu và thúc đẩy trẻ tham gia vào câu chuyện nhiều hơn.
4. Duy trì giờ đọc truyện với trẻ khi trẻ lớn lên
Cha mẹ nên tiếp tục đọc truyện cho trẻ cho đến khi con lên lớp 4 hoặc lớp 5 hoặc có thể muộn hơn.
MacKenzie cho biết: “cha mẹ thường muốn con chuyển sang giai đoạn tự đọc sách ngay khi trẻ có thể đọc độc lập, thường là khi trẻ lên lớp 3. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên tiếp tục đọc sách cho trẻ vì đó là những cơ hội trẻ được tiếp cận với những cuốn sách mà con chưa tự đọc hoặc chưa tự hiểu một mình được.”
Комментарии