top of page

Here We Are: Bản Hướng Dẫn Con Người Cùng Nhau Chung Sống Trên Một Chấm Xanh Nhạt


Một lời mời gọi thật dịu dàng để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vận mệnh chung của vũ trụ phía sau những khác biệt giữa chúng ta.


Khi tàu vũ trụ Voyager 1 quay camera vào Hệ Mặt Trời để chụp những bức ảnh đầu tiên về các hành tinh xung quanh Trái Đất, nó là chụp được hình ảnh mang tính biểu tượng của Trái Đất - hình ảnh một chấm nhỏ trong vũ trụ bao la kỳ bí. Bức ảnh đó được Carl Sagan đặt tên là “Chấm Xanh Nhạt” (the Pale Blue Dot).

40 năm sau khi tàu Voyager du hành vào không gian, chúng ta dường như đã quên mất hành tinh chung của chúng ta chỉ là một chấm nhỏ bé xíu. Chúng ta ngày càng lún sâu vào những ranh giới phân chia và những phân mảnh rời rạc do con người tự tạo nên. Điều này có nghĩa là chúng ta tập trung vào sự khác biệt để chia trái đất thành nhiều phe và đấu tranh với nhau mà quên mất rằng tất cả chúng ta đều được gắn kết với nhau bởi phép màu của sự sống trên chấm xanh nhạt và bởi một định mệnh chung của vũ trụ.



Oliver Jeffers là một trong những nhà kể chuyện bằng hình ảnh vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta và ông đã mang đến một “liều thuốc giải độc” mạnh mẽ cho một nền văn minh đương đại nghèo nàn về trí tưởng tượng qua cuốn Here We Are: Notes for Living on Planet Earth. Here We Are là một cuốn sách mang tính cá nhân của tác giả vì ông viết để dành tặng cho cậu con trai đầu lòng. Tiêu đề phụ của cuốn sách (Notes for Living on Planet Earth) được lấy cảm hứng từ The Universe in Verse (một buổi đọc thơ để ca ngợi các nhà khoa học và các phát minh khoa học vĩ đại trên thế giới) mà tác giả đã tham gia cùng với bố của ông. Với những hình ảnh minh họa biểu cảm và ngôn từ ấm áp, Here We Are không chỉ là một cuốn sách mang tính cá nhân mà đã trở thành lời mời gọi tất cả mọi người, dù là người cũ hay mới đến trái đất, cùng cảm nhận thật sâu sắc vẻ đẹp của sự tồn tại thống nhất (the unity of beings). Dù chúng ta có những điểm khác biệt, tất cả chúng ta đều đang cùng nhau du hành trên một chuyến tàu vũ trụ để xoay vòng quanh một Mặt Trời chung.






Sử dụng một cách tiếp cận gợi nhớ đến tác phẩm mang tính biểu tượng của Charles và Ray Eames là Powers of Ten (cách tiếp cận bắt đầu từ bức tranh to rồi thu nhỏ dần xuống các phần chi tiết), Jeffers đã phóng to từ Hệ Mặt Trời rồi thu nhỏ dần đến Trái Đất, rồi đến các thành phố, rồi đến sắc màu rực rỡ của các cư dân đang sinh sống trên Trái Đất và cuối cùng là một ngôi nhà - nơi một đứa trẻ sơ sinh đã gặp gỡ thế giới lần đầu tiên. Nhờ cách tiếp cận này, tác giả đã minh họa được sự liên kết vô cùng phức tạp của mọi sự sống trên hành tinh Trái Đất.

On our planet, there are people.
One people is a person.
You are a person. You have a body.
[…]
People come in many shapes, sizes and colors.
We may all look different, act different and sound different … but don’t be fooled, we are all people.


Trang cuối cùng là hình ảnh một người cha đang bế đứa con đang quấn trong chăn và một dòng người đầy màu sắc trải dài đến vô tận. Đó chính là dòng người đang chờ đợi để giúp đỡ người cha nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên. Hình ảnh này là một lời nhắc nhở chúng ta rằng để nuôi dưỡng bất kỳ sự sống nào trên Trái Đất, điều cần thiết là chúng ta phải có một ngôi làng chung, một ngôi làng toàn cầu mà ở đó tất cả mọi người đều chung tay để giúp nuôi dưỡng sự sống.






13 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page