top of page
Ảnh của tác giảReading Seed

Kỹ Năng Đọc Hiểu (Reading Comprehension)

Kỹ năng đọc hiểu bao gồm kỹ năng đọc chữ và hiểu nghĩa

Khung chương trình Quốc gia của Anh (National Curriculum) chia kỹ năng đọc hiểu thành hai kỹ năng nhỏ có liên quan đến nhau: kỹ năng đọc chữ và kỹ năng hiểu. Kỹ năng đọc chữ là khả năng nhận biết các từ trên trang giấy/màn hình. Ở các trường tiểu học ở Anh, trẻ thường học phonics để luyện kĩ năng này. Kỹ năng thứ hai là kỹ năng hiểu - trẻ cần hiểu những gì vừa đọc.


Kỹ năng đọc hiểu ở trường học

Trẻ dành nhiều thời gian ở trường tiểu để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Khi bắt đầu đi học, trẻ sẽ dành phần lớn thời gian để luyện kỹ năng đọc. Từ năm thứ hai trở đi trẻ sẽ luyện kỹ năng hiểu nhiều hơn là kỹ năng đọc chữ. Dưới đây là các hoạt động, các kỹ năng trẻ sẽ luyện theo từng độ tuổi:


3-4 tuổi: trẻ bắt đầu làm quen với hoạt động đọc để tạo một nền tảng kiến thức vững chắc và nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách. Ở độ tuổi này trẻ sẽ thực hiện các hoạt động:

  • Nghe kể chuyện, tham gia vào câu chuyện, kể lại chuyện

  • Hát các bài hát và các bài thơ/đồng dao có vần điệu


4-5 tuổi: trẻ bắt đầu học phonics và các kỹ năng đọc hiểu cơ bản. Ở độ tuổi này trẻ sẽ thực hiện các hoạt động:

  • Nghe kể chuyện và kể lại một số chuyện yêu thích

  • Đọc thuộc lòng các bài hát và các bài có vần điệu


5-6 tuổi: trẻ tiếp tục học phonics và nghe/đọc rất nhiều truyện. Trẻ được khuyến khích nghĩ và nói về những câu chuyện đó. Ở độ tuổi này trẻ sẽ thực hiện các hoạt động:

  • Nghe và nói về những câu chuyện đã đọc

  • Biết và hiểu các truyện cổ tích, truyện dân gian và các truyện nổi tiếng

  • Hiểu các truyện đã đọc hoặc nghe


6-7 tuổi: trẻ gần như đã có thể đọc trôi chảy nên sẽ chuyển sang rèn luyện kỹ năng hiểu. Ở độ tuổi này trẻ sẽ:

  • Nghe và nói về nhiều thể loại sách truyện khác nhau

  • Hiểu những cuốn sách mà trẻ tự đọc hoặc được đọc cho nghe

  • Bàn luận về sách và các bài thơ, phát biểu ý kiến theo thứ tự và lắng nghe ý kiến người khác

Giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc hiểu ở nhà

1. Đọc sách cho trẻ

Đọc sách cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú với hoạt động đọc và giúp trẻ xây dựng kỹ năng đọc hiểu để trở thành một người đọc tự tin. Trẻ sẽ được tiếp cận với nhiều ngôn ngữ và ý tưởng mới khi được lắng nghe những câu chuyện mà trẻ chưa tự đọc được.


2. Nói chuyện về sách, các câu chuyện, từ ngữ và các bức tranh

Hỏi trẻ những câu hỏi để giúp trẻ suy nghĩ về những gì đã đọc. Cố gắng hỏi những câu hỏi mở “tại sao” và “như thế nào” và giúp trẻ tự tìm câu trả lời trong truyện và tranh minh họa. Nói chuyện về những gì đang xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tranh minh họa cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc hiểu.


3. Tạo ra mục đích khi đọc sách

Song song với hoạt động đọc để giải trí, trẻ cũng cần đọc vì những mục đích cụ thể khi trẻ lớn dần như đọc để tìm kiếm thông tin, đọc để học kiến thức mới, đọc để trả lời câu hỏi v.v. Ba mẹ có thể giao cho trẻ một số “bài tập” khi đọc sách để rèn luyện kĩ năng này.


Nguồn: Comprehension


29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page